Tôm cá trúng giá, nông dân không có hàng bán
Tối cùng ngày, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 phối hợp các đơn vị chức năng xử lý hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy ô tô tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1).Khoảng 20 giờ 30 ngày 4.1.2025, tài xế điều khiển ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hướng từ vòng xoay Điện Biên Phủ về đường Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đến giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1), ô tô bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Lúc này, tài xế nhanh chóng mở cửa, thoát khỏi ô tô an toàn. Phát hiện vụ việc, người dân xung quanh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên bao trùm cả ô tô.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa.Bước đầu, vụ cháy không gây thương vong về người. Vụ cháy khiến ô tô bị hư hỏng hoàn toàn.Nguyên nhân vụ cháy ô tô đang được tiếp tục làm rõ.Đừng bỏ lỡ cơ hội 'săn rêu' ở biển Cổ Thạch
Tập 3 và 4 Hỏi các vì sao (When the Stars Gossip) đạt rating trên toàn Hàn Quốc lần lượt là 2,2% và 2,8%, giảm sâu so với hai tập đầu tiên (3,3% và 3,9%). Đây là con số đáng thất vọng đối với một dự án được xem là bom tấn truyền hình phát sóng vào cuối tuần trên kênh cáp tvN và có kinh phí sản xuất lên tới 50 tỉ won (867 tỉ đồng). Đài JTBC cũng nhận định mức rating này không hề xứng với tên tuổi, độ phổ biến khủng của hai sao Hàn Lee Min Ho và Gong Hyo Jin.Nhiều người xem nhận định rating Hỏi các vì sao có thể sẽ càng tụt dốc không phanh hơn nữa nếu vẫn đi theo hướng phát triển nội dung như hiện tại, khi bối cảnh không gian vũ trụ tràn ngập nguy hiểm cùng các chi tiết nghiên cứu khoa học chiếm quá nhiều thời lượng. Điều này khiến khán giả khó tập trung vào cốt truyện chính của tác phẩm.Trên diễn đàn The Qoo (Hàn Quốc), phần lớn dân mạng xứ kim chi đều tỏ ra thất vọng với Hỏi các vì sao. "Phim tệ quá","Tôi không hiểu biên kịch, ê kíp sao lại muốn dùng không gian vũ trụ để làm nền trong khi cốt truyện quá đơn giản", "Chắc rating sẽ còn thấp hơn nữa", "Có khi nào xuống luôn 1% không?"… là các bình luận nhận về nhiều tán thành.Thậm chí, không ít ý kiến còn cho rằng Hỏi các vì sao là bộ phim truyền hình tệ nhất trong sự nghiệp diễn xuất của hai gương mặt đình đám Lee Min Ho và Gong Hyo Jin. Diễn xuất của họ trong bốn tập đầu tiên của bộ phim cũng vấp một số tranh cãi.Đồng thời, "phản ứng hóa học" giữa Lee Min Ho (vai Gong Ryong) và Gong Hyo Jin (Eve Kim) cũng chưa bùng nổ đủ để cuốn hút người xem. Đáng chú ý, tập 4 Hỏi các vì sao khép lại cùng phân đoạn Gong Ryong tỏ tình với Eve Kim. Nhiều fan kỳ vọng mối quan hệ của cả hai sẽ có chuyển biến lớn, trở thành bước ngoặt giúp Hỏi các vì sao tăng rating. Trước đó, khi When the Stars Gossip ra mắt 2 tập đầu tiên cũng nhận hàng loạt phản hồi trái chiều. Phim gây chú ý khi nam chính Gong Ryong có cảnh nóng với nữ phụ Choi Go Eun (Han Ji Eun). Sau đó, nữ chính Eve Kim (Gong Hyo Jin) cũng có đoạn tình tứ khác với nam phụ Park Dong Ah (Kim Ju Hun) trong tập 1.Đặc biệt, bộ phim cũng vấp một số tranh cãi, vì những câu thoại và cảnh quay của nam chính ở tập đầu tiên bị cho là thiếu tôn trọng phụ nữ. Tuy nhiên, đến nay, phía ê kíp vẫn chưa đưa ra quan điểm về vấn đề này. When the Stars Gossip kể về chuyện tình của một phi hành gia và một khách du lịch tại một trạm vũ trụ. Tác phẩm do Park Shin Woo làm đạo diễn và Seo Sook Hyang viết kịch bản. Phim quy tụ dàn diễn viên tên tuổi Lee Min Ho, Gong Hyo Jin, Oh Jung Se, Han Ji Eun, Kim Joo Heon, Lee El… Hỏi các vì sao được kỳ vọng là dự án truyền hình bùng nổ trong năm 2025. When the Stars Gossip hiện chiếu tối thứ bảy - chủ nhật hằng tuần trên kênh tvN.
Tát đìa ăn tết
Đến 18 giờ ngày 1.3, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn xã Dương Tơ khiến tài xế xe tải tử vong, đồng thời đưa hai phương tiện về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, xe tải BS 68H - 6880 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông trên tuyến đường DT46, hướng từ P.An Thới đi xã Hàm Ninh. Khi đến đoạn qua tổ 1, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, xe tải BS 68H - 6880 bất ngờ tông vào xe tải BS 68H - 011.96 đang đậu phía trước để bốc dỡ hàng hóa. Cú tông mạnh làm cả hai xe trượt tới phía trước khoảng 10 m. Hậu quả, tài xế xe tải BS 68H - 6880 tử vong tại chỗ, phần đầu xe này bị bể nát, bẹp dúm, hư hỏng nặng. Còn xe tải BS 68H - 011.96 bị móp méo khá nhiều ở phần đuôi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một tài xế tử vong.
Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân khu vực, đang thể hiện phong độ hủy diệt với hai chiến thắng vang dội trước Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long (4-0) và Trường ĐH FPT Cần Thơ (4-1). Với 6 điểm tuyệt đối cùng hiệu số bàn thắng bại ấn tượng (+7), đại diện đến từ Trà Vinh đã chắc suất bước vào vòng bán kết. Cầu thủ số 8 Cao Lữ Minh Thuận đang là "ngòi nổ" đáng sợ nhất của đội bóng này với 5 pha lập công, dẫn đầu danh sách ghi bàn tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ.Tuy nhiên, bước vào lượt đấu cuối, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam sẽ phải đối mặt với một thử thách không nhỏ mang tên Trường ĐH Tây Đô. Đội chủ nhà đang rất khát khao giành điểm để cạnh tranh tấm vé đi tiếp với Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long khi cả hai cùng có 3 điểm sau 2 lượt trận.Tình thế của của Trường ĐH Tây Đô được xem là khó khăn hơn khi trước mặt họ là đương kim quán quân vòng loại miền Tây - Trường ĐH Trà Vinh. Trong khi đó, đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long sẽ chỉ phải gặp đối thủ dễ thở hơn là Trường ĐH FPT Cần Thơ, đội bóng đã hết cơ hội đi tiếp. Với lợi thế sân nhà cùng quyết tâm cao độ, liệu Trường ĐH Tây Đô có thể tạo nên bất ngờ trước đương kim vô địch? Đây được dự đoán là một cuộc đối đầu đầy kịch tính, hấp dẫn bởi trong khi Trường ĐH Trà Vinh đang "thăng hoa" với sức mạnh khó cản thì Trường ĐH Tây Đô lại buộc phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé vào bán kết.
Oppo Find N3 Flip trình làng với giá 1.140 USD
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.